Bà Pelosi, nữ cường nhân ở Đồi Capitol
Theo các chuyên gia khí tượng, hiện nay Nam bộ cũng đang dần đi đến những ngày cuối của thời kỳ nắng nóng đỉnh điểm trong mùa khô. Tuy nhiên, mùa khô vẫn còn kéo dài đến đầu tháng 5. Từ nay đến thời điểm đó, vẫn xảy ra tình trạng nắng nóng và nắng nóng gay gắt ở một số nơi. Trong suốt 3 tuần qua, nắng nóng gay gắt diện rộng ở Nam bộ đã khiến nước bốc hơi nhiều, độ ẩm không khí đang tăng và hình thành các đám mây giông nhiệt. Do đó trong những ngày cuối tháng 4, nắng nóng kết hợp với độ ẩm trong không khí cao gây nên tình trạng oi bức rất khó chịu. Các ổ mây giông cũng xuất hiện ngày càng nhiều hơn, khiến các cơn mưa trái mùa có khả năng xảy ra nhiều hơn.Outfit sân bay của Jisoo gây choáng khi lên tới nửa tỉ đồng
Ngày 26.2, lực lượng chức năng Công an H.Hóc Môn (TP.HCM) đang tiến hành trích xuất camera an ninh, truy tìm chiếc xe ben làm đổ bùn đất trên đường Nguyễn Văn Bứa (xã Xuân Thới Sơn).Theo thông tin ban đầu, hơn 21 giờ ngày 25.2, người dân sống trên đường Nguyễn Văn Bứa (xã Xuân Thới Sơn, H.Hóc Môn) thấy nhiều bùn đất đổ tràn lan trên đường.Trích xuất camera an ninh, thời điểm trên, người dân phát hiện một chiếc xe ben chạy đến khu vực này thì nắp thùng sau xe bung ra. Bùn đất trên xe ben đổ xuống đường. Sau khi làm đổ bùn đất, chiếc xe ben tiếp tục di chuyển đi. Các phương tiện xe máy khi lưu thông qua khu vực trên bị trượt bùn té ngã."Buổi tối hạn chế tầm, nhiều người chạy xe máy đến đây bị trượt bùn liên tiếp té ngã. Có người trượt ngã va chạm xe với nhau. May mắn người gặp nạn chỉ bị trầy xước nhẹ. Để đảm bảo an toàn cho người đi đường, chúng tôi phải dọn bùn đất sang hai bên vỉa hè", một người dân sống tại khu vực cho biết.Cũng theo người dân, số bùn đất bị xe ben làm đổ xuống đường khoảng hơn 4 tấn. Trong rạng sáng 26.2, đơn vị chức năng đã huy động phương tiện, công nhân tới dọn vệ sinh, di chuyển số bùn đất này đi nơi khác để đảm bảo an toàn cho người dân tham gia giao thông.
Đu trend Flex GAM bị cộng đồng pressing cực mạnh
Hơn 500 Phật tử đã có mặt tại chùa Diệu Pháp để tham dự lễ thả hoa đăng "Nguyện quốc thái dân an" trên sông Sài Gòn. Dù buổi lễ diễn ra vào lúc 19 giờ, nhưng từ chiều, hàng trăm Phật tử và người dân đã đến chùa để tụng kinh, cầu nguyện. Nhằm đảm bảo không khí trang nghiêm, chùa Diệu Pháp giới hạn số lượng người tham gia, yêu cầu Phật tử và người dân đăng ký trước khi tham dự.Để đảm bảo cho chương trình được diễn ra trang nghiêm, chùa Diệu Pháp giới hạn số lượng người tham gia. Phật tử, người dân tham dự lễ phải đăng ký trước, nhận thư mời của ban tổ chức và xác nhận thông tin khi vào cổng.Chị Võ Thị Ngọc Minh (Q.7, TP.HCM) chia sẻ: "Mỗi dịp thả hoa đăng thì điều đầu tiên tôi mong cầu là quốc thái dân an, sau đó đến bình an, sức khỏe cho ba mẹ. Đó là điều tôi quan tâm nhất. Tôi cũng mong bản thân mình luôn phát triển tích cực".Tại buổi lễ, các Phật tử và người dân sẽ tập trung tại chánh điện để làm lễ và đọc các bài kinh cầu an. Sau đó, sẽ di chuyển theo hàng tới khu vực thả hoa đăng ngay cạnh chùa.Để đảm bảo an toàn, Phật tử không trực tiếp thả hoa đăng xuống sông Sài Gòn. Thay vào đó, chùa có các tình nguyện viên đáp ứng các điều kiện theo yêu cầu, mang áo phao bảo hộ để hỗ trợ những người dân thả hoa đăng. Ngoài ra, Phòng CSGT, Công an TP.HCM cũng điều cán bộ chiến sĩ cùng ca nô đến đảm bảo an toàn cho buổi lễ.Đặc biệt, sau buổi lễ, chùa Diệu Pháp cũng bố trí ghe đi thu gom số hoa đăng được thả để tránh gây ô nhiễm cho môi trường.
"Trên da người bệnh bỗng xuất hiện mụn tấy đỏ mưng mủ và giun rồng nấp trong cơ (bắp chân, bắp tay...). Giun rồng sau đó tự chui ra từ lỗ mụn, vết sưng tấy. Hiện, nếu nhiễm phải loại giun này chỉ có thể chờ giun chui ra rồi kéo chúng ra khỏi cơ thể qua lỗ mụn mà chưa có thuốc chữa".Đó là chia sẻ của tiến sĩ - bác sĩ Đỗ Trung Dũng, Trưởng khoa Ký sinh trùng (Viện Sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng T.Ư, Hà Nội), tại lễ khai trương Khoa Khám bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (thuộc Viện Sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng T.Ư), được tổ chức hôm nay 10.3.Theo ông Dũng, bệnh giun rồng mới được ghi nhận tại Việt Nam gần đây. Năm 2021 ghi nhận ca đầu tiên, đến nay có 24 ca tại 5 tỉnh thành là Yên Bái, Phú Thọ, Thanh Hóa, Lào Cai, Hòa Bình. Gần đây nhất là nam bệnh nhân tại Hòa Bình. "Chúng tôi đã thông báo tới các địa phương có ca bệnh để tăng cường truyền thông cho người dân về phòng nhiễm bệnh", ông Dũng cho biết.Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hòa Bình, ca bệnh giun rồng tại địa phương này, là nam bệnh nhân ở TP.Hòa Bình. Bệnh nhân hay ăn gỏi cá, rau sống, gia đình nuôi chó nhiều năm nay. 20 năm trước, bệnh nhân đi rừng thường uống nước lã tại các khe, suối.Khoảng tháng 10.2023, bệnh nhân có biểu hiện ngứa ở đầu gối trái, đùi phải, lưng, gãi và nổi sần trên mặt da, có bôi thuốc, sau bôi thuốc, bệnh nhân sưng tấy vết ngứa dọc đùi lên bẹn. Bệnh nhân tiếp tục đi khám tại cơ sở y tế tại địa phương, được chẩn đoán dị ứng.Cùng với ngứa nhiều, trên gối trái bệnh nhân có vết ngứa đóng vảy. Cạy ra thấy một "sợi dây" trắng, kéo được ra. Xét nghiệm tại địa phương cho thấy bệnh nhân nhiễm sán chó, mèo, được giới thiệu về điều trị tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ. Tại đây bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm giun rồng.Theo các bác sĩ, sợi dây được bệnh nhân tự lấy ra dài 10 - 15 cm, là giun ký sinh trong phần mềm (cơ) chân. Tuy nhiên, do nghĩ đó là gân nên bệnh nhân đã lấy kéo cắt và vứt vào túi rác. Về bệnh giun rồng, các năm gần đây mỗi năm trên thế giới ghi nhận 30 - 50 ca bệnh. Việt Nam có 24 ca tại 5 địa phương, từ 2012 đến nay. Tại Việt Nam, đây là các ca bệnh ký sinh trùng mới nổi, ghi nhận gần đây. Các quốc gia hiện không có thuốc điều trị."Giun rồng có chiều dài từ 0,7 - 1,2 m, gây ngứa, tổn thương phần mềm. Theo Tổ chức Y tế thế giới, nếu không được lấy ra, loài giun này chết kẹt trong các khớp hay cột sống gây biến chứng nặng cho người bệnh", bác sĩ Dũng cho biết thêm. Chuyên gia về ký sinh trùng khuyến cáo, để phòng bệnh giun rồng, người dân cần ăn chín, uống sôi, không ăn món tái sống như gỏi cá, tiết canh, đặc biệt lưu ý với thịt rắn, nhái.
Xe tải bị xe buýt vượt ẩu, chèn đường suýt lao vào thành cầu
Ngày 2.1.2025, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa chỉ đạo Sở Y tế tỉnh này khẩn trương thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi nghề đối với viên chức thuộc các đơn vị trong ngành, đồng thời báo cáo kết quả lên UBND tỉnh Cà Mau trong tháng 2.2025.Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cũng chỉ đạo nêu rõ cần tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm túc đối với tập thể, cá nhân có sai phạm trong việc chi trả phụ cấp ưu đãi nghề cho các đối tượng không đúng quy định.Đối với những trường hợp đủ điều kiện được hưởng phụ cấp nhưng chưa nhận, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu rà soát từng trường hợp cụ thể, tổng hợp và đề xuất các cơ quan chức năng giải quyết đúng quy định, bảo đảm quyền lợi người lao động, tránh bỏ sót. Đồng thời, kiểm điểm và rút kinh nghiệm đối với tập thể, cá nhân chậm trễ trong việc đề xuất và giải quyết chính sách phụ cấp ưu đãi nghề theo quy định. Trước đó, như Thanh Niên thông tin, qua rà soát, Sở Y tế Cà Mau xác định có 122 viên chức thực hiện nhiệm vụ đúng theo vị trí việc làm, đồng thời tham gia thêm (kiệm nhiệm) công tác chuyên môn y tế, đủ điều kiện được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề 40% (và bổ sung thêm 60% trong năm có dịch Covid-19). Trong đó có 21 trường hợp bị cắt giảm ưu đãi nghề từ 40% xuống còn 20%. Từ kết quả trên, Sở Y tế Cà Mau đề xuất UBND tỉnh Cà Mau chi trả bổ sung trợ cấp ưu đãi nghề cho 21 viên chức đã bị cắt giảm, tổng số tiền dự kiến chi trả bổ sung gần 2 tỉ đồng. Trong đó, hơn 235 triệu đồng bổ sung cho phần 20% ưu đãi nghề đã bị cắt giảm và 1,7 tỉ đồng phần phụ cấp bổ sung 60% trong giai đoạn dịch Covid-19 cho nhân viên y tế.Tuy nhiên, hiện nhiều viên chức trên cho rằng việc cắt giảm cơ học như trên chưa phù hợp, vì họ được giao phụ trách, hoặc làm các vị trí ở bộ phận hành chính, kế toán, tổng hợp nhưng vẫn kiêm nhiệm các công việc chuyên môn về y tế ở tuyến cơ sở.